Sinh con ở Toronto

Xem thêm bài: Các chính sách hỗ trợ thai sản

Khám thai

Khi có dấu hiệu, mình đến khám ở bác sĩ gia đình. Bác sĩ gia đình cho đi làm xét nghiệm máu để ‘confirm’ và xem thêm một số chỉ số khác (HIV, bệnh khác, v.v..)

Khi có kết quả xét nghiệm, bác sĩ gia đình “refer” mình đến bác sĩ sản Ted Kolsaka. Đây là bác sĩ sẽ theo dõi mình cho đến khi sinh.

  • Văn phòng làm việc: Room 203, 2221 Keele St, North York, ON M6M 3Z5, (416) 241-7988
  • Bệnh viện: Humber River Hospital: HRH, 1235 Wilson Ave, Toronto, ON M3M 0B2

Lịch khám thai:

1 tháng/lần:

– Lần khám đầu tiên (tuần 8): gặp bác sĩ, đăng ký thông tin cá nhân, siêu âm
– Khám lần 2 (tuần 12): xét nghiệm máu, nước tiểu, siêu âm để kiểm tra nguy cơ hội chứng Down & các bệnh khác, đo huyết áp, cân nặng của mẹ
– Khám lần 3 (tuần 16): đo huyết áp, cân nặng của mẹ, nghe tim thai
– Khám lần 4 (tuần 19): siêu âm (biết giới tính), đo huyết áp, cân nặng của mẹ, nghe tim thai
– Khám lần 5 (tuần 23): đo huyết áp, cân nặng của mẹ, nghe tim thai, đăng ký prenatal visit tại bệnh viện
– Khám lần 6 (tuần 27): đo huyết áp, cân nặng của mẹ, nghe tim thai, làm xét nghiệm máu & nước tiểu để kiểm tra khả năng bị tiểu đường thai kỳ (Gestational Diabetes Screen)

2 tuần/lần:

– Khám lần 7 (tuần 29): đo huyết áp, cân nặng của mẹ, nghe tim thai
– Khám lần 8 (tuần 31): đo huyết áp, cân nặng của mẹ, nghe tim thai, siêu âm (đoán chừng trọng lượng bé)
– Khám lần 9 (tuần 33): đo huyết áp, cân nặng của mẹ, nghe tim thai, làm xét nghiệm detect infection (dùng In Vitro Diagnostics)
– Khám lần 10 (tuần 35): đo huyết áp, cân nặng của mẹ, nghe tim thai
– Khám lần 11 (tuần 37): đo huyết áp, cân nặng của mẹ, nghe tim thai

1 tuần/lần:
– Khám lần 12 (tuần 38): đo huyết áp, cân nặng của mẹ, nghe tim thai
– Khám lần 13 (tuần 39): đo huyết áp, cân nặng của mẹ, nghe tim thai
– Khám lần 14 (tuần 40): đo huyết áp, cân nặng của mẹ, nghe tim thai


Lớp tiền sản (Prenatal Classes)

Thăm bệnh viện (Hospital prenatal visit)
  • Tuần 23, bác sĩ đưa mình tờ rơi của bệnh viện để đăng ký prenatal visit. Gọi lên thì cả tháng sau họ mới xếp lịch được, cũng may là đi cuối tuần nên cũng không phải nghỉ làm.
  • Tuần 29, đi thăm bệnh viện. Tại đây mình và khoảng 4 gia đình khác được một cô y tá dẫn đi tham quan các phòng (phòng chờ, phòng sinh, phòng hồi sức), dặn dò một số điều. Ấn tượng về Humber River là bệnh viện mới, rộng rãi, sạch đẹp, yên tĩnh. Đi vòng vòng nguyên cái Child Birth Unit mà không nghe âm thanh gì nhiều, chả hiểu cách âm tốt hay có ít người đến sinh? Phòng sinh thì 1 sản phụ/phòng, có đầy đủ các thiết bị y tế, toilet, phòng tắm, ghế sofa cho bố, tivi v.v.. Phòng hồi sức thì 4 người/phòng. Nói chung rất tuyệt. Rất mong bé Bơ sẽ thích chỗ này mà chào đời vui nhé con.
  • Handout của bệnh viện

Mua đồ cho bé

Dưới đây là những thứ mình thấy cần thiết.

Car seat/xe đẩy:

Quần áo:

  • Áo dài tay (footed onesie), áo ngắn tay
  • Nón
  • Vớ
  • Khăn cotton nhỏ để lau mặt
  • Khăn cotton lớn để quấn (swaddle)

Mình khá thích nhãn hiệu “George” (Walmart) và “GAP”. Tất cả quần áo, khăn, fitting sheet nên mua loại 100% cotton.

Ngủ:

  • Cũi (crib)
  • Nệm cũi (crib mattress)
  • Tấm ga (crib fitting sheet)

Mình được chú chủ nhà cho một cái cũi gỗ rất tốt. Bơ nằm được mấy ngày, khóc quá mình bế qua nằm chung với mình luôn, cái cũi thành chỗ để đồ. Bạn chỉ nên mua cũi tốt nếu chắc chắn sẽ xài, còn “ba phải” như mình thì đừng mua loại tốt quá, không xài lại tiếc.

Tã:

  • Tã: Hiệu “Pampers Swaddlers”
  • Khăn giấy ướt: Hiệu “Pampers baby wipes”
  • Kem chống hăm tã (white petroleum jelly): Hiệu “Vaseline”

Tắm giặt:

  • Chậu tắm (bathtub)
  • Sữa tắm (Baby soap & shampoo), mình mua “Dove Sensitive”
  • Nước giặt đồ cho em bé (baby laundry detergent), mình mua hiệu “Babyganics”

Đo nhiệt độ (Thermometer): Mình mua loại infrared thermometer

Cắt móng tay (baby nail clippers)

Bơm sữa:

  • Breast bump: Mình mua hiệu “Medela Pump In Style Double Electric Breast Pump”
  • Bottles, nipples

Khác:

  • Swing: có nhiều người khuyên không nên xài vì bé sẽ quen cảm giác rung, lắc. Tuy nhiên cái swing đã cứu mình nhiều phen nên nếu làm lại mình vẫn mua.
  • Máy phun ẩm (Humidifier): Hiệu “Homech”, khá ok
  • Ít đồ chơi cho em bé

Chuẩn bị giỏ đồ đi sinh
  • Cho mẹ: giấy tờ (thẻ OHIP), tiền (credit card, cash) + birth plan (nếu có, mình không làm) + điện thoại/sạc + 1 đầm bầu để mặc lúc ra viện + đôi dép (để đi lại trong phòng sinh) + vớ + băng vệ sinh cỡ lớn (bệnh viện có cho nếu mình không đem) + bàn chải đánh răng/kem đánh răng/khăn + đồ cột tóc/lược + ít bánh ngọt (có thể mua ở bệnh viện nhưng nếu có bánh trái có sẵn đem theo cũng tốt) + gối (nếu thấy cần, mình không đem)
  • Cho bé: car seat + 3 áo liền quần (footed onesie) + nón + 10 cái tã (newborn diapers) + diaper cream (bệnh viện cho nếu không có) + khăn giấy ướt + khăn quấn swaddle + khăn ấm quấn bên ngoài khi ẵm bé ra xe + sữa công thức/bình sữa/núm vú (bệnh viện sẽ cho nếu mình không có, mình đem nhưng không xài vì cho con bú trực tiếp ngay từ đầu)
  • Cho ba: tiền (credit card + cash) + điện thoại/sạc + bàn chải đánh răng/kem đánh răng + 1 bộ quần áo (không đem thì khỏi thay, cũng không sao!)

Ngày sinh

Mình đau bụng từ lúc 3 giờ sáng, đi taxi vào bệnh viện.

Ban đầu không tiêm chích gì vì sợ đau và sợ đủ thứ, nhưng rồi đau hơn 6 tiếng vẫn chưa sinh, mình sợ rủi xỉu thì toi nên xin bác sĩ cho tiêm epidural, tiêm xong đỡ hơn nhiều. Bây giờ mà làm lại mình sẽ xin tiêm epidural ngay từ đầu.

Mình được ở riêng 1 phòng. Từ lúc vào viện, lúc nào cũng có ít nhất 1 y tá ở kế bên theo dõi. Lúc có dấu hiệu sinh, y tá gọi bác sĩ tới. Bơ chào đời bằng sinh thường, được các bác sĩ, y tá thăm khám rất cẩn thận, làm nhiều xét nghiệm để đảm bảo sức khỏe con bình thường. Mình được hướng dẫn cách tắm con, swaddle, cho bú. Bệnh viện cũng phát cơm cho mình 3 bữa/ngày. Mình nằm lại một đêm nữa rồi bữa sau ra về.

Khi về, mình được phát “Discharge form” có thông tin của Bơ và bác sĩ, dùng thông tin này để làm Giấy khai sinh, xem thêm bài này.


Chi phí

Mình có COPR, đáp ở Toronto tháng 1/2018. Theo quy định lúc đó, 3 tháng sau landing OHIP mới có hiệu lực. Lưu ý quy định này có thể thay đổi khi bạn đáp, cần kiểm tra trên website của tỉnh bang, ví dụ có thể đọc ở đây.

Trong 3 tháng đó, khi đi khám thai, siêu âm, mình tự trả tiền riêng, khoảng mấy trăm đô.

Sau 3 tháng, OHIP được “activate”, mọi chi phí khám thai, siêu âm, sinh con tại bệnh viện đều miễn phí.

3 thoughts on “Sinh con ở Toronto

  1. Phương says:

    HI các bạn, mình sang sinh con visa du lịch giờ 23 tuần mà minh liên hệ 2 TT midwive ở Brampton nơi minh ở mà họ chưa confirm, mình đang không biêt nên đến thẳng bv gầ nhà và đk có được không bạn, bạn cho mình ý kiến nhé, cám ơn các bạn.

    Like

    • khoaimi says:

      Sao bây giờ mới thấy tin nhắn của bạn, hic, chắc con bạn đã lớn rồi. Sorry mình đã không giúp được gì nhé. Mình chưa liên lạc widmife lần nào nên không biết, mình chỉ biết người có visa du lịch hoàn toàn có thể thăm khám với một bác sĩ tới lúc sinh, nhưng sẽ phải trả tiền mọi chi phí (chi phí khám định kỳ, xét nghiệm máu, siêu âm, chi phí ở trong bệnh viện).

      Like

Leave a Reply

Fill in your details below or click an icon to log in:

WordPress.com Logo

You are commenting using your WordPress.com account. Log Out /  Change )

Twitter picture

You are commenting using your Twitter account. Log Out /  Change )

Facebook photo

You are commenting using your Facebook account. Log Out /  Change )

Connecting to %s